Cách làm mực ngào thơm ngon chuẩn vị
Mực ngào hay còn gọi là mực rim – món ăn dân dã nhưng lại là khoái khẩu của nhiều người. Nếu đang thương nhớ hương vị chua ngọt, cay cay thì đừng bỏ lỡ bài hướng dẫn cách làm mực ngào dưới đây của Hải Sản Gió Biển.
Mục lục
Nguyên liệu làm mực ngào
Hải Sản Gió Biển hướng dẫn cách làm mực ngào cho thực đơn 5 người. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- Mực khô: 1 kg
- Chanh: 2 lát
- Tỏi: 2 củ (băm nhuyễn)
- Đường: 500 gr
- Tương ớt: 100 gr
- Tương cà: 200 gr
- Dầu ăn 1: muỗng canh
- Mạch nha: 1 muỗng canh
Các nguyên liệu cần thiết cho món mực gào
Ngoài những nguyên liệu trong cách làm mực ngào trên, các bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ nhà bếp: Vỉ nướng, đũa, chén, chảo, bếp than…
Cách làm mực ngào thơm ngon, chuẩn vị
Chúng ta có tất thảy 4 bước thực hiện. Thời gian hoàn thiện món chừng 20 – 25 phút, tùy tác phong từng người.
Nào! Giờ hãy cùng Hải Sản Gió Biển vào bếp thôi!
Bước 1: Nướng mực khô
Các bạn xếp từng con mực lên vỉ nướng, kẹp chặt lại rồi nướng trên than hồng khoảng 1 phút. Đến khi mực hơi săn lại, dậy mùi thơm là ok.
Lưu ý: Làm mực ngào không nhất định phải là mực con, mực to cũng được. Nướng xong mực to, các bạn lấy kéo cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Làm sốt
Đầu tiên các bạn bắt chảo lên bếp, đun nóng chảo rồi cho 1 muỗng dầu ăn vào, đun đến khi dầu sôi tiếp tục cho tỏi đã băm nhuyễn vào, phi đến khi vàng thơm thì cho tiếp 200gr tương cà, 100gr tương ớt và 500gr đường trắng.
Dùng vá canh (thìa hay môi đều được) trộn đều hỗn hợp, đảo đều tay, liên tục khoảng 4 phút, đợi cho đường tan hết và nước sốt sôi lăn tăn chúng ta lại cho thêm 1 muỗng canh mạch nha vào, đun khoảng 6 phút cho mach nha tan hết, sôi và sánh lại thì tắt bếp.
Lưu ý: Khi cho đường vào, các bạn nên đảo liên tục để đường nhanh tan và không bị két đặc lại ở đáy chảo. Nước sốt đạt chuẩn là khi nhỏ 1 giọt vào chén nước, nếu thấy nước đường màu vàng đỏ, không tan là có thể cho mạch nha vào rồi.

Bước 3: Ngào mực
Sau khi thực hiện xong phần nước sốt, chúng ta tiếp tục cho mực đã nướng vào trong chảo nước sốt, vừa đun nhỏ lửa vừa trộn đều (khoảng 4 phút).
Khi nước sốt và mực đã quyện đều với nhau thì rưới đều nước cốt chanh (vắt nước cốt chanh vào chén nhỏ, bỏ hạt kẻo đắng) lên. Đun thêm khoảng 2 phút nữa cho nước cốt chanh trộn đều với mực gào là có thể tắt bếp, thưởng thức.

Bước 4: Thành phẩm và thưởng thức
Mực ngào thành phẩm là khi nước sốt đỏ âu, sánh sệt, dính kẹo kẹo vào mực; khô mực tỏa mùi thơm hấp dẫn của tỏi. Khi thưởng thức có vị chua ngọt, cay cay, mùi thơm đặc trưng, thịt mực dai ngọt, càng nhai càng nghiền.

Để món ăn thêm hấp dẫn hơn, các bạn có thể rắc vừng lên trên, thưởng thức cùng khế chua, rau sống, dưa leo (tùy khẩu vị). Những thức ăn kèm này có tác dụng cân bằng vị cho món, tăng thêm giá trị dinh dưỡng. Thật đơn giản với cách làm mực ngào này phải không nào.
Mực ngào dùng ăn vặt, nhắm rượu, ăn kèm với bia, hoặc dùng với cơm nóng đều được. Mỗi người có một cách thưởng thức riêng, nhưng đừng quên chia sẻ với gia đình để có thêm động lực tiếp tục vào bếp.

👉👉👉 Tìm hiểu thêm:
- 2 Cách Xào Mực Với Ớt Chuông Đơn Giản Nhưng Rất Tốn Cơm
- Cách Làm Mực Khô Xào Chua Ngọt Kiểu Nào Ngon Và Dễ Làm
Cách bảo quản, thời gian bảo quản mực ngào
Để tiết kiệm thời gian, công sức, bạn có thể làm nhiều hơn khẩu phần gia đình. Bảo quản tốt, khi thèm có thể lấy ra thưởng thức.
Cách bảo quản mực ngào như sau: Các bạn cho mực ngào thành phẩm vào trong hũ thủy tinh sạch, đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời, thời hạn sử dụng trong khoảng 10 ngày.
Muốn bảo quản lâu hơn, các bạn có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, thời gian sử dụng khoảng 20 ngày. Cạnh đó, khi lấy ra dùng, các bạn lưu ý chỉ dùng đũa sạch, lấy lượng ăn vừa đủ, tránh ăn thừa đổ lại hoặc lấy đũa thọt ăn trực tiếp khiển quá trình phân hủy diễn ra nhanh, đồ ăn mau hỏng hơn.

Lời kết
Ngoài cách làm mực ngào trên, các bạn còn có thể biến tấu món ăn bằng cách ngào sa tế, gào me… sử dụng các nguyên liệu khác nhau sẽ cho ra mùi vị riêng biệt, ai thích vị nào thì làm vị vị ấy, cách làm gần tương tự như nhau.